I. THÔNG TIN GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ
1. Thông tin chung:
Tên đơn vị: Viện Khoa học Xã hội
Địa chỉ: tầng 8, nhà K1, trường ĐHSP Hà Nội, 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel:0462696474
Email: iss@hnue.edu.vn
Websile:http://iss.hnue.edu.vn
Thành lập: ngày 14/8/2007 theo Quyết định số 1868/QĐ-ĐHSPHN-TCCB của Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội.
Trưởng đơn vị: PGS.TS. Nghiêm Đình Vỳ
2. Chức năng nhiệm vụ:
* Chức năng:
Viện có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học xã hội; đào tạo và liên kết đào tạo nguồn nhân lực khoa học xã hội chất lượng cao; tư vấn chính sách và thẩm định chương trình, dự án, đề tài thuộc các lĩnh vực có liên quan; hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo khoa học xã hội.
* Nhiệm vụ:
Viện Khoa học Xã hội có những nhiệm vụ sau đây:
1. Trình Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội dự thảo văn bản quy định, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện; các quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, đổi tên các tổ chức của Viện thuộc thẩm quyền của Hiệu trưởng Nhà trường.
2. Trình Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
3. Góp ý và phản biện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng theo yêu cầu của Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
4. Tổ chức nghiên cứu những vấn đề lí luận, những thành tựu khoa học xã hội của thế giới và khu vực, nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về khoa học xã hội Việt Nam theo khuynh hướng đa ngành, liên ngành; trên cơ sở đó cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước nói chung và của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nói riêng.
5. Kết hợp nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực khoa học xã hội; tiến hành đào tạo sau đại học theo qui định của pháp luật; liên kết đào tạo với các cơ quan, đơn vị có đầy đủ tư cách pháp nhân; tham gia phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của Trường Đại học Sư phạm và nhu cầu thực tế của đất nước.
6. Tổ chức thẩm định và tham gia thẩm định về mặt khoa học các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội theo sự phân công của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tổ chức thực hiện các tư vấn khoa học và các dịch vụ công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Viện.
7. Trao đổi thông tin khoa học với các bộ phận trong Trường, các cơ quan trong nước và nước ngoài theo quy định chung của pháp luật; xây dựng và quản lí tư liệu, thư viện của Viện; xuất bản các ấn phẩm khoa học, phổ biến các kết quả nghiên cứu, truyền bá tri thức, định hướng dư luận xã hội.
8. Kí kết, thực hiện các hợp đồng nghiên cứu khoa học, tư vấn khoa học với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và quy chế của Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
9. Tổ chức hợp tác quốc tế, trao đổi chuyên gia về nghiên cứu và đào tạo theo quy định hiện hành.
10. Quản lí về tổ chức, bộ máy, biên chế, tài sản và kinh phí của Viện theo các quy định, chế độ của Nhà nước và của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
3. Ban lãnh đạo:
Ban Lãnh đạo Viện quản lý, điều hành, giám sát và chịu trách nhiệm chung. Các thành viên trong Ban lãnh đạo gồm có:
- PGS.TS. Nghiêm Đình Vỳ - Viện trưởng
- GS.TS. Trần Đăng Xuyền – Phó Viện trưởng
4. Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức bên trong của Viện Khoa học Xã hội gồm: Ban Lãnh đạo Viện, Văn phòng, các Trung tâm, Hội đồng khoa học và Hội đồng tư vấn.
1. Ban Lãnh đạo Viện quản lý, điều hành, giám sát và chịu trách nhiệm chung.
2. Văn phòng giúp Ban Lãnh đạo Viện quản lý và điều hành các hoạt động chung của Viện, với các nhiệm vụ: trợ lý Viện trưởng, hỗ trợ quản lý các dự án nghiên cứu – đào tạo
3. Các Trung tâm có trách nhiệm nghiên cứu và hỗ trợ nghiên cứu; tổ chức đào tạo và liên kết đào tạo; thực hiện các hoạt động chuyên môn trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Viện.
Các Trung tâm của Viện gồm có:
STT
|
Các Trung tâm trực thuộc
|
Số/Ngày ban hành
Quyết định thành lập
|
Giám đốc Trung tâm
|
1
|
Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ giáo dục vì sự phát triển bền vững
|
814/QĐ-ĐHSPHN ngày 18/3/2011 về việc sát nhập Trung tâm vào Viện KHXH
|
PGS.TS. Trần Đức Tuấn
|
2
|
Trung tâm Nghiên cứu Ngôn ngữ - Văn hóa Trung Quốc
|
6456/QĐ-ĐHSPHN ngày 17/11/2010 về việc sát nhập các Trung tâm vào Viện KHXH
|
PGS.TS. Trần Lê Bảo
|
3
|
Trung tâm Nghiên cứu
Hồ Chí Minh
|
6456/QĐ-ĐHSPHN ngày 17/11/2010 về việc sát nhập các Trung tâm vào Viện KHXH
|
PGS.TS. Nghiêm Đình Vỳ
|
4
|
Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Giáo dục
|
111/QĐ-ĐHSPHN-TCCB
ngày 10/01/2012
|
ThS. Nguyễn Tường Huy
ThS. Lê Thùy Linh
|
5
|
Trung tâm Nghiên cứu và giảng dạy Ngôn ngữ -
Văn hóa Việt Nam
|
110/QĐ-ĐHSPHN-TCCB ngày 10/01/2012
|
PGS.TS Đỗ Việt Hùng
|
6
|
Trung tâm Nghiên cứu và giảng dạy Hán Nôm
|
6456/QĐ-ĐHSPHN ngày 17/11/2010 về việc sát nhập các Trung tâm vào Viện KHXH
|
TS. Hà Văn Minh
|
7
|
Trung tâm Nghiên cứu và giao lưu Văn hóa
Đông Tây
|
394/QĐ-ĐHSPHN-TCCB ngày 17/01/2012
|
PGS.TS. Lê Quang Hưng
|
8
|
Trung tâm Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Đông Á
|
6456/QĐ-ĐHSPHN ngày 17/11/2010 về việc sát nhập các Trung tâm vào Viện KHXH
|
PGS.TS Đào Tuấn Thành
|
Hiện nay đang thành lập Trung tâm Nghiên cứu khu vực Mỹ Latinh
4. Hội đồng khoa học của Viện gồm 15 người do Viện trưởng làm Chủ tịch Hội đồng, Phó Viện trưởng làm Phó chủ tịch, cùng với 8 Giám đốc trung tâm, mời 5 nhà khoa học trong và ngoài trường làm thành viên, hoạt động nghiên cứu của Viện.
5. Đội ngũ cán bộ:
Cán bộ làm việc tại Viện bao gồm các cán bộ cơ hữu trong chỉ tiêu biên chế của Viện do Trường phân bổ hàng năm và các cán bộ biệt phái hoặc kiêm nhiệm từ các khoa và các đơn vị trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; các nhà khoa học có uy tín ở ngoài trường, kể cả chuyên gia nước ngoài do Viện mời trên cơ sở tuân thủ quy chế quản lý đầu vào của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan; các cán bộ hợp đồng có thời hạn được Viện trưởng phê duyệt.
6. Phân công nhiệm vụ cụ thể:
1. Viện trưởng
Viện trưởng do Hiệu trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm. Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về mọi mặt hoạt động của Viện. Viện trưởng có nhiệm kỳ là 4 năm. Mỗi người không giữ chức vụ trên quá hai nhiệm kỳ liên tục.
2. Phó Viện trưởng
Phó Viện trưởng là người giúp việc cho Viện trưởng, do Viện trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng. Phó Viện trưởng do Viện trưởng đề xuất, Hiệu trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm. Nhiệm kỳ của Phó viện trưởng cùng nhiệm kỳ với Viện trưởng. Số lượng Phó Viện trưởng nay là 1, sẽ bổ sung thêm 2.
3. Giám đốc và các Phó Giám đốc trung tâm
3.1. Giám đốc là người đứng đầu một trung tâm do Viện trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về mọi mặt hoạt động của Trung tâm.
3.2. Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, do Viện trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm, theo đề nghị của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công việc được giao. Số lượng Phó Giám đốc tối đa là 03.
4. Văn phòng: chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng.
5. Nhân sự của Hội đồng khoa học được các nhà khoa học trong Viện đề xuất, hiệp thương với Ban Lãnh đạo Viện, do Viện trưởng ra quyết định thành lập, điều chỉnh và giải thể.
6. Nhân sự của Hội đồng tư vấn có các Giám đốc, Phó giám đốc các trung tâm.
7. Công đoàn: tổ công đoàn sinh hoạt bình thường
8. Đoàn thanh niên: không có (vì cán bộ Viện đều hết tuổi đoàn)
II. THÔNG TIN VỀ ĐÀO TẠO CỦA VIỆN:
- Đào tạo Tiếng Việt cho sinh viên nước ngoài.
- Phối hợp với Khoa Việt Nam học đào tạo cử nhân Việt Nam học cho người nước ngoài.
- Cán bộ nghiên cứu của Viện tham gia đào tạo sau đại học ở các Khoa Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Việt Nam học…
III. HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:
1. Các đề tài NCKH (từ 2005 đến nay):
- Đề tài cấp Nhà nước: 01
PGS.TS Trần Lê Bảo viết 01 đề tài nhánh
- Đề tài cấp Bộ: 06
PGS.TS Trần Lê Bảo 02
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ 03
PGS.TS Trần Đức Tuấn 02
- Đề tài cấp trường: 05
GS.TS Trần Đăng Xuyền 01
TS. Dương Tuấn Anh 02
PGS.TS Trần Lê Bảo 01
ThS. Nguyễn Thành Nam 01
- Đề tài trọng điểm cấp Bộ: “Nghiên cứu giải pháp giảng dạy khoa học xã hội – nhân văn ở các trường đại học Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” do PGS.TS. Nghiêm Đình Vỳ làm chủ nhiệm đề tài ( 2009 - 2011), với nguồn kinh phí của Bộ.
- Đề tài cấp Bộ “Đường lối giáo dục đào tạo của Đảng với vấn đề cải cách giáo dục ở nước ta”. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nghiêm Đình Vỳ. MS: KHBD (2008-27). Đã nghiệm thu loại xuất sắc.
- Đề tài “80 năm công tác tuyên giáo của Đảng: Thành tựu, hạn chế và một số bài học”. Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nghiêm Đình Vỳ. MS: KHBD (2010-05). Đã nghiệm thu loại xuất sắc.
- Đề tài “Nghiên cứu xây dựng chương trình chi tiết về Giáo dục vì sự phát triển bền vững cho sinh viên trường ĐHSP Hà Nội” do PGS.TS Trần Lê Bảo làm chủ nhiệm, thực hiện trong 2 năm (2009-2010), với nguồn kinh phí của Trường ĐHSP Hà Nội.
- Đề tài “Xây dựng website phục vụ giáo dục phát triển bền vững” do PGS,TS Trần Đức Tuấn làm chủ nhiệm đề tài (năm 2009), với nguồn kinh phí của UNESCO Băng cốc.
- Đề tài cấp Bộ “Xây dựng tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập GDPTBV ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội” do PGS.TS Trần Đức Tuấn làm chủ nhiệm đề tài (năm 2011-2012), với nguồn kinh phí của Bộ.
- Trong năm 2012, phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin của Trường ĐHSP Hà Nội, Trung tâm Giáo dục và Phát triển bền vững đã và đang tiến hành đề tài “Xây dựng website phục vụ giáo dục phát triển bền vững”
- Đề tài cấp Trường: “Phương pháp nghiên cứu và phân tích tác phẩm văn học” do GS.TS Trần Đăng Xuyền làm chủ nhiệm đề tài, đã nghiệm thu năm 2012 đạt loại xuất sắc. Công trình đã được in thành sách nghiên cứu phục vụ giảng dạy.
2. Các dự án nghiên cứu và đào tạo:
Từ 9/2011 đến 4/2012 Trung tâm Giáo dục và Phát triển bền vững phối hợp với Khoa Giáo dục của Trường ĐHTH Uppsala, Thụy Điển tiến hành dự án thử nghiệm “Hợp tác Thụy Điển-Việt Nam về giáo dục biến đổi khí hậu nhằm phát triển năng lực nghiên cứu và giáo dục biến đổi khí hậu và truyền bá công nghệ”.
3. Hội thảo khoa học
- Tháng 6/ 2011 Trung tâm Giáo dục và Phát triển bền vững đã phối hợp với UNESCO Băng Cốc và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tổ chức Hội thảo toàn quốc về Đổi mới đào tạo giáo viên theo định hướng của phát triển bền vững ở Việt Nam” trong tháng 6 tại Hạ Long, Quảng Ninh.
- Tháng 11/2011 Trung tâm Giáo dục và Phát triển bền vững đã phối hợp với Trường Đại học Tổng hợp Uppsala, Thủy Điển tổ chức hội thảo về “ Hợp tác Việt Nam- Thủy Điển trong giáo dục biến đổi khí hậu” tại Trường ĐHSP Hà Nội
- Tháng 11/2011 Trung tâm Giáo dục và Phát triển bền vững đã phối hợp với Trường Đại học Tổng hợp Uppsala, Thủy Điển tổ chức hội thảo- Tập huấn về “ Nâng cao nhận thức và năng lực giáo dục biến đổi khí hậu” cho Lớp K59 TN Khoa Địa lí, Trường ĐHSP Hà Nội,
- Tháng 5/2012 Trung tâm Giáo dục và Phát triển bền vững đã phối hợp Viện Nghiên cứu Sư phạm và Tiến sĩ Sarah Mackenzie, Giáo sư của Trường ĐHTH Marine Hoa Kỳ, Học giả Fulbright tổ chức hội thảo khoa học về “Các tiếp cận và phương pháp đổi mới của giáo dục hiện đại” tại Trường ĐHSP Hà Nội.
- Tháng 6/2012 Trung tâm Giáo dục và Phát triển bền vững phối hợp Khoa Khoa Địa lí tổ chức Khóa học về Phương pháp nghiên cứu Giáo dục và Phát triển bền vững cho học viên cao học chuyên ngành PPDH khóa 21 của Khoa Địa lí, Trường ĐHSP Hà Nội.
4. Sản phẩm nghiên cứu (sách đã xuất bản, các bài báo...)
4.1. Các kết quả ứng dụng đối với công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học:
- Viết và xuất bản sách: 14 ; dịch thuật tài liệu: 12
- Kỉ yếu, Tạp chí Trong và ngoài nước: 116 bài báo khoa học, trong đó có đăng ở Tạp chí chuyên ngành, hoặc kỷ yếu.
- Tham gia đào tạo và hướng dẫn luận văn, luận án
- Xây dựng chương trình, giáo trình và tài liệu tham khảo về Giáo dục và Phát triển bền vững
4.2. Một số sản phẩm NCKH tiêu biểu:
* Sách xuất bản:
- Nghiêm Đình Vỳ, “Hồ Chí Minh về giáo dục, Toàn thư”, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội 2008.
- Nghiêm Đình Vỳ, “Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ ngày nay”, NXB ĐHSP Hà Nội, 2009
- Trần Đăng Xuyền, “Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX”, NXB KHXH 2010
- Trần Đăng Xuyền, “Phương pháp nghiên cứu và phân tích tác phẩm văn học”, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012
- Trần Lê Bảo, “Giải mã Văn học từ Văn hóa”, NXB Đại học Quốc gia, 2011
* Các bài báo, báo cáo khoa học:
- Báo cáo tham luận “Vấn đề nữ quyền và giáo dục” của PGS.TS Trần Lê Bảo tại Hội thảo về “Quyền và cơ hội của phụ nữ và trẻ em gái tiếp cận với nền giáo dục có chất lương trong thời kì đổi mới ở Việt Nam” do Liên minh minh Giáo dục vì mọi người của Việt Nam phối hợp với Trung tâm Giáo dục và Phát triển bền vững của ĐHSP Hà Nội tổ chức tại Hà Nội, 6.2011
- Bài báo “ Sứ mạng của trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong Giáo dục vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam”, đăng trong Kỉ yếu hội thảo khoa học “Đại học sư phạm Hà Nội 60 năm xây dựng và phát triển”. NXB Đại học Sư phạm. 2011.
- Bài báo “Giáo dục vì sự phát triển bền vững trong xu thế đổi mới của dạy học địa lí hiện đại” của PGS.TS Trần Đức Tuấn đăng trong Kỉ yếu Hội thảo toàn quốc về “Nghiên cứu khoa học và đào tạo giáo viên địa lí” nhân dịp kỉ niệm 55 năm thành lập khoa Địa lí, Trường ĐHSP Hà Nội, NXB Đại học Sư phạm. 2011.
- Bài báo “Xây dựng chương trình giáo dục biến đổi khí hậu cho các trường cao đẳng sư phạm” của các tác giả PGS,TS Trần Đức Tuấn (ĐHSP Hà Nội), ThS Bùi Thị Thanh Hương và ThS. Tổng Thị Giang (CĐSP Hà Nội ) đăng trong Kỉ yếu hội thảo khoa học “Đổi mới công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lí giáo dục ở các trường cao đẳng sư phạm”. Trường CĐSP Hà Nội. 3.2012.
- Bài báo “Giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh vùng biển đảo thông qua phương pháp tiếp cận DPSIP” của Tiến sĩ Đào Ngọc Hùng đăng trên Tạp chí Khí tượng Thủy văn ISSN 0866-8744 Số 606/tháng 6-2011 tr. 42-46
IV. THÔNG TIN VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ:
Hiện nay, Viện đang hợp tác đào tạo và nghiên cứu với một số trường đại học và cơ sở nghiên cứu - giáo dục trên thế giới như:
- Thực hiện đề án “Xây dựng năng lực nghiên cứu về phát triển bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu” với Trường Đại học Monash, Đại học Sydney (Ôxtrâylia);
- Triển khai xây dựng đề án nghiên cứu phát triển với quỹ tài trợ từ các tổ chức chính phủ và phi chính phủ như Bộ khoa học và Công nghệ - Nafost, Hiệp hội các trường đại học Canada, Viện nghiên cứu Phát triển Giáo dục vì sự Phát triển bền vững (Trường ĐHTH Uppsala, Thụy Điển), Quỹ Sida (Thụy Điển),…
- Triển khai chương trình Quốc tế đào tạo Thạc sĩ về Quản lí phát triển nông thôn (Đại học Khon Kaen – Thái Lan), làm điều phối viên cho chương trình đào tạo Thạc sĩ Giáo dục học cho trường Đại học Reading (Vương quốc Anh).
- Tăng cường triển khai các hoạt động tư vấn, đào tạo ngắn hạn về ngôn ngữ, văn hóa, giáo dục cho các cơ sở giáo dục của Trung Quốc Trường Đại học Sư phạm Hoa Đông, Liên đoàn Giáo dục Hồng Kông, Trung tâm đào tạo và Giáo dục thuộc Liên đoàn Giáo dục Hồng Kông…
- Hợp tác với Học viện Kỹ thuật chuyên nghiệp Nam Ninh, Trung Quốc đào tạo cấp Chứng chỉ Tiếng Việt và đào tạo cử nhân Việt Nam học cho sinh viên Trung Quốc.
- Trong 2 năm 2012-2013, tiến hành “Dự án Hợp tác Thụy Điển – Việt Nam về phát triển năng lực giảng dạy và nghiên cứu giáo dục biến đổi khí hậu và truyền bá công nghệ” do Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ giáo dục vì sự Phát triển bền vững – Viện KHXH phối hợp cùng Trường Đại học Uppsala, Thụy Điển.