Chân dung Nhà giáo tiêu biểu: Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Xuân Sính
28/08/2011 12:00:00
admin
0
20390
Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Xuân Sính là Nhà toán học nữ đầu tiên của Việt Nam. Hoàng Xuân Sính là người phụ nữ nước ngoài đầu tiên đến Paris bảo vệ thành công luận án tiến sĩ quốc gia về Toán học. Đã có rất nhiều sách báo viết về Nhà khoa học nữ Việt Nam tiêu biểu Hoàng Xuân Sính. HNUE xin giới thiệu hai bài viết của Hàm Châu và Trần Mỹ Hiền về GS.TS.NGND Hoàng Xuân Sính của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: "Tôi rất tự hào được là sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội"
11/08/2011 12:00:00
admin
0
11136
Sáng ngày 11/8/2011, Đoàn công tác của Đoàn Thanh niên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tới thăm Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm - cựu sinh viên khoa Ngữ Văn (khóa 1961 - 1964) tại nhà riêng ở Thành phố Huế. Chúng tôi hết sức cảm động trước sự tiếp đón thân tình, gần gũi của một nhà thơ nổi tiếng, một nhà hoạt động chính trị và văn hóa có uy tín của nước nhà.
Mỗi ngày một chân dung Nhà giáo tiêu biểu: NGUỒN HẤP DẪN LỚN Ở ĐẶNG TIÊN SINH
23/07/2011 12:00:00
admin
0
4662
Nói riêng về sự nghiệp giáo dục thì Đặng tiên sinh thật xứng đáng được liệt vào hàng sư biểu trong lịch sử nền Giáo dục Việt Nam.
... Ví như làm nghề dạy văn chương thì trước hết phải thuộc lòng tác phẩm, càng nhiều càng tốt… Rõ ràng ở Đặng tiên sinh là cả một kho báu về văn hóa, về giáo dục có giá trị bền vững, có sức hấp dẫn lâu dài.
Mỗi ngày một chân dung Nhà giáo tiêu biểu: GS.NGND NGUYỄN LÂN - VẺ ĐẸP MỘT NHÂN CÁCH LỚN
20/07/2011 12:00:00
admin
0
4057
Giáo sư Nguyễn Lân thật xứng đáng được liệt vào hàng sư biểu.Một nhà hoạt động xã hội giàu tâm huyết trong việc đưa ánh sáng văn hóa đến cho nhân dân, trong việc chăm lo vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc. Một nhà giáo đã có công đào tạo cho đất nước nhiều nhân tài, nhiều cán bộ ưu tú. Không ít nhà cách mạng, tướng lĩnh, cao cấp, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ, giáo sư, nhà khoa học có tên tuổi của nước ta ở hạ bán thế kỉ XX này, sống trong nước và cả nước ngoài từng là học trò của giáo sư.
Mỗi ngày một chân dung Nhà giáo tiêu biểu: GS. NGND LÊ TRÍ VIỄN - NGƯỜI HỌ LÊ DỐC SỨC VƯƠN TỚI TẦM XA
17/07/2011 12:00:00
admin
0
6279
Cuộc đời của Giáo sư - NGND Lê Trí Viễn đúng là cuộc đời của một người họ Lê dốc sức vươn tới tầm xa, tầm cao. Có được điều quý hiếm đó trước hết phải nói đến ý chí và niềm say mê tự học đã thành bản tính của anh. Chỉ nói riêng trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội từ trước tới nay, nếu chọn hai nhân vật là hai tấm gương sáng nhất cho ý chí tự học để vươn tới đỉnh cao của học vấn, của khoa học, thì chắc là nhiều người, trong đó có tôI, trước hết xin chọn anh Nguyễn Cảnh Toàn ở khoa Toán và anh Lê Trí Viễn ở khoa Văn.
Mỗi ngày một chân dung Nhà giáo tiêu biểu: NHÀ VĂN HUỲNH LÝ - ĐÔI DÒNG TƯỞNG NHỚ
13/07/2011 12:00:00
admin
0
11487
Giáo sư Huỳnh Lý là một nhà nghiên cứu, dịch thuật văn chương nổi tiếng nhưng trước hết là một nhà giáo lão thành được nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà Giáo nhân dân. Giáo sư đã giảng dạy tại khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội từ năm 1958 cho đến ngày nghỉ hưu, trừ mấy năm được biệt phái vào thành lập và làm Chủ nhiệm khoa ngữ văn ĐHSP Vinh. Sau ngày Giáo sư qua đời, tại Khoa Ngữ văn có Giải thưởng Huỳnh Lý hàng năm tặng cho sinh viên xuất sắc.
Mỗi ngày một chân dung Nhà giáo tiêu biểu: Nguyễn Lương Ngọc, đức độ trong sáng tạo và đào tạo
10/07/2011 12:00:00
admin
0
4584
GS.Nguyễn Lương Ngọc đã “lập công” nhiều trong giáo giới, “lập ngôn” không ít trong văn giới. Nhưng kết tinh hơn cả vẫn là đức độ. Dù làm quản lý hay chuyên môn, giảng dạy hay nghiên cứu, ông đối với công việc đều mẫu mực, hết lòng, danh lợi không màng và không bao giờ tranh đua hơn thiệt. Mà điều này nghĩ đến cùng, vẫn rất thiết yếu đối với văn chương
Mỗi ngày một chân dung Nhà giáo tiêu biểu: Hãy tiếp bước nhà nghiên cứu văn học lão thành - Bùi Trương Chính
06/07/2011 12:00:00
admin
0
6598
"Nhà nghệ sĩ không có quyền đứng ngoài xã hội, ẩn trong tháp ngà để hưởng hạnh phúc mình một cách ích kỷ và khốn nạn". "Tôi thích văn chương tranh đấu, tôi đặt nó trên văn chương tâm lý vì tôi thấy rằng văn chương cũng là khí giới mầu nhiệm để cải tạo xã hội. Nhưng tôi không thiên vị. Đành rằng nghệ thuật phụng sự nhân sinh nhưng nghệ thuật phải cho ra hồn nghệ thuật đã. Nếu nghệ thuật kém cỏi thì những tư tưởng rất hay của tác giả cũng không có một ảnh hưởng nào hết" (Trương Chính).
SỨC XUÂN CÒN MÃI Ở TRONG ANH - Giáo sư Lê Quang Long
29/06/2011 12:00:00
admin
0
6694
Hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Trường, HNUE trân trọng giới thiệu bài viết về Giáo sư Lê Quang Longcủa Giáo sư, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Khắc Phi.do tác giả trực tiếp gửi đến HNUE. Trân trọng cảm ơn Giáo sư Nguyễn Khắc Phi và mong nhận được nhiều bài viết về các nhà giáo của Trường ĐHSP Hà Nội
Giáo sư Đào Văn Tiến: Nhà Sinh học mở đường, Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I)
30/05/2011 12:00:00
admin
0
7605
Năm 1951, Giáo sư Đào Văn Tiến giảng dạy tại Trường khoa học cơ bản và Trường Sư phạm cao cấp ở Tuyên Quang (sau chuyển sang Khu học xá Nam Ninh - Trung Quốc). Năm 1954, hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng, Trường Đại học Sư phạm Khoa học được thành lập tại Hà Nội. Ông trở về giảng dạy tại Khoa khoa học tự nhiên. Năm 1956, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập từ Đại học Sư phạm. Giáo sư tiếp tục giảng dạy tại Khoa Sinh học - Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Nhạc sĩ Dương Thụ - cựu sinh viên khoa Văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
30/05/2011 12:00:00
admin
0
10903
Nhạc sĩ Dương Thụ tốt nghiệp khoa Văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1965. Sau đó làm giáo viên cấp III. Năm 1972, ông thi đậu vào Khoa Sáng tác của Nhạc viện Hà Nội. Năm 1978, ông vào làm giảng viên khoa lí luận Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1982, ông chuyển sang hoạt động âm nhạc. Ông là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng bởi dòng nhạc trữ tình và nhạc trẻ.
Lai rai với “bạn nhà nông” - Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng
18/05/2011 12:00:00
admin
0
12294
TP - Không có người dẫn chương trình nào… ít đẹp trai, giọng khản đặc mà tần suất “lên hình” lại dày đặc, giải đáp vô số thắc mắc của khán giả, như Nguyễn Lân Hùng. Phục vụ người nghèo chẳng cần ký giấy công lệnh, bao nhiêu năm qua ông vừa là thầy vừa là trò, là bạn cùng nông dân.
GIÁO SƯ LÊ BÁ THẢO, NHÂN CÁCH VÀ SỰ NGHIỆP
21/04/2011 12:00:00
admin
0
6339
Giáo sư Lê Bá Thảo, một người thầy, người anh, một đồng nghiệp, một nhà khoa học, một người bạn mà hình ảnh mãi mãi đi cùng năm tháng, cùng với sự trưởng thành của khoa học Địa lí và nền giáo dục nước nhà. "Những gì Thầy để lại, đó là tấm gương suốt một đời lao động cật lực, vừa tự học, vừa cống hiến và sáng tạo không ngừng. Đó là trách nhiệm công dân của một nhà trí thức lớn trước những lo toan của đất nước. Đó là lòng trung thực, khảng khái của nhà khoa học. Đó là những công trình mà Thầy để lại cho đời sau. Đó là niềm tin mà Thầy đã đặt vào các thế hệ học trò của Thầy và các đồng nghiệp của Thầy" (GS. TS Nguyễn Viết Thịnh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội).